Bệnh viêm mũi cấp tính

Nguyên nhân: Viêm mũi cấp tính thường là biểu hiện phản ứng của cơ thể khi gặp lạnh nói chung hoặc lạnh ở mũi. Tính thụ cảm với lạnh phụ thuộc vào sự rèn luyện của cơ thể với nhiệt độ thấp và thay đổi, đồng thời phụ thuộc sức đề kháng của cơ thể do mắc các bệnh có vi khuẩn gây bệnh thường khu trú trong miệng, mũi, họng. Ngoài ra các yếu tố gây nhiễm trùng có thể từ ngoài vào hốc mũi hoặc bằng đường máu nhất là viêm mũi trong các bệnh nhiễm trùng cấp tính như: cúm, sởi, bạch hầu... Viêm mũi cấp tính còn gặp sau tổn thương niêm mạc mũi như: dị vật, đốt cuốn nhất là đốt côte điện. Nguyên nhân viêm mũi cấp tính còn có thể là yếu tố trong sản xuất, tác động của bụi, khói, than bụi kim loại trong không khí, các loại hơi axit và một số hoá chất khác.
Triệu chứng: Viêm mũi cấp tính thường gây thương tổn đồng thời cả 2 bên mũi. Các triệu chứng cơ bản là: chảy mũi nhiều và ngạt mũi, những triệu chứng này có thể biểu hiện ở các mức độ khác nhau tuỳ thuộc giai đoạn của bệnh cũng như tình trạng niêm mạc mũi trước đó. Ở giai đoạn đầu của viêm mũi cấp tính, bệnh nhân có cảm giác nặng đầu do đó khó tập trung tư tưởng làm việc trí óc. Do phù nề niêm mạc nên thay đổi giọng nói, ngửi kém do ngạt mũi gây ra hoặc do quá trình viêm lan vào vùng khứu giác. Về sau thường xuất hiện đau vùng trán và ổ mắt, cho hay đã có biểu hiện đồng thời của viêm xoang, xuất tiết mũi làm da vùng cửa mũi trở nên đỏ và dễ phù nề, thường xuất hiện những vết nứt nhỏ, cùng hay gặp viêm kết mạc do viêm nhiễm lan qua đường dẫn lệ và viêm tai giữa cấp tính (do viêm lan qua vòi tai). Viêm mũi cấp tính có thể biến chứng thành viêm xoang, viêm vòi nhĩ, viêm tai giữa...
Điều trị: Điều trị càng sớm càng tốt, Nếu bị sốt thì dùng thuốc lợi mồ hôi, hạ sốt, giảm độ. Nếu có đau đầu cho dùng thuốc giảm đau. Nhà ở cần thoáng khí, tránh không khí quá lạnh và khô. Loại trừ ngạt mũi: có thể dùng thuốc tây co mạch ở dạng nhỏ mũi hoặc bôi mũi. Phương pháp chữa dứt điểm mầm bệnh nữa là dùng thuốc thảo dược điều trị sẽ tiết kiệm chi phí, hơn nữa không có tình trạng kháng thuốc, nhờn thuốc như dùng thuốc tây, và đặc biệt không ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh.
Phòng bệnh:  Phòng ngừa các bệnh nhiễm khuẩn cấp tính đường hô hấp trên, trước hết là phải hướng tới rèn luyện cơ thể, nhất là những người có cơ địa viêm mũi. Các biện pháp tắm nước, tắm nắng, tắm khí và các dạng thể thao nhằm tăng cường hệ tim mạch và bộ máy hô hấp, giúp cơ thể tạo ra những phản ứng bình thường... Cũng vì các dị hình trong hốc mũi cản trở hô hấp và tạo điều kiện phát triển bệnh viêm mũi tái diễn, nên phải phục hồi sự lưu thông mũi bình thường để phòng bệnh. Những cản trở thực thể như: quá phát cuốn mũi, vẹo vách ngăn mũi, các khối u trong hốc mũi... Cần hướng dẫn bệnh nhân cách xì mũi từng bên khi viêm mũi cấp tính không được xì quá mạnh để tránh đưa những nhiễm trùng xâm nhập vào tai hoặc xương chũm.